Mở cửa 8h - 19h
Từ T2 - CN

Tư vấn miễn phí
0904 768 577

Tìm kiếm
Đóng khung tìm kiếm này.

Tác hại của việc trám răng là gì? Trám răng thực sự có hại không?

Trám răng đúng cách sẽ giúp răng khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích tuyệt vời mang lại, trám răng thẩm mỹ cũng gây ra một số ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe răng miệng người dùng. Vì vậy, trước khi thực hiện phương pháp trám răng này, bạn nên tìm hiểu thông tin thật kỹ càng về những tác hại của việc trám răng cũng như những cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Tìm hiểu những tác hại khi thực hiện trám răng thẩm mỹ

Trám răng thẩm mỹ là một kỹ thuật nha khoa thường được chỉ định thực hiện trong nhiều trường hợp khác nhau. Kỹ thuật này sử dụng một vật liệu ở dạng lỏng để khôi phục hình dáng vốn có của răng. Bởi vì những tổn thương ở răng gần như không thể tự hồi phục. Do đó mà giải pháp hữu hiệu nhất được gọi tên là “trám răng” – giúp bù đắp những phần mô cứng của răng bị hòa tan hoặc phá hủy.

Tác hại của trám răng thẩm mỹ

Ngày nay, việc trám răng hay hàn răng còn được thực hiện với mục đích thẩm mĩ trong những trường hợp răng bị thưa kẽ răng, bị mòn cỏ răng, răng bị xỉn màu hay ố vàng…Trám răng là giải pháp hữu hiệu, giải quyết hết các vấn đề thẩm mỹ và ê buốt trong những trường hợp vừa kể tên. 

Ngoài những lợi ích mà trám răng mang lại, trám răng cũng có những tác hại nhất định. Các tác của trám răng thường xảy ra trong các trường hợp: thực hiện trám răng ở cơ sở nha khoa, bệnh viện, phòng khám kém chất lượng; vật liệu trám răng không đảm bảo an toàn, không truy xuất được nguồn gốc xuất xứ; tay nghề bác sĩ thực hiện kém, kiến thức chuyên môn không vững vàng.

Tác hại của việc trám răng là gì? Trám răng thực sự có hại không?

Răng bị ê buốt cùng đau nhức

Trong quá trình thực hiện trám răng thẩm mỹ, răng sẽ có hiện tượng hơi ê buốt và đau nhức đáng kể do vật liệu trám răng gây kích thích vào dây thần kinh ở phần ngà răng và tủy răng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể bị kéo dài dai dẳng trong một thời gian dài do các bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc do men răng quá mỏng.

Ê buốt răng

E buốt và đau nhức răng kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng, chức năng ăn nhai và cả giao tiếp. Nếu như không có bất kỳ vấn đề gì bất thường thì triệu chứng này sẽ chỉ xảy ra trong vài ngày và hết hẳn dần sau 3 – 4 ngày. Tuy nhiên khi triệu chứng kéo dài lâu hơn và có hiểu hiện ngày càng đau hơn thì bạn cần nhanh chóng tới cơ sở nha khoa, bệnh viện gần nhất để được điều trị dứt điểm và khắc phục kịp thời.

Dị ứng với thành phần của vật liệu trám răng

Có nhiều loại vật liệu được sử dụng trong quá trình trám răng, tuy nhiên các loại vật liệu khi sử dụng tại các cơ sở nha khoa uy tín, có đầy đủ nguồn gốc xuất xứ thì đều được kiểm định về độ an toàn trước khi đưa vào sử dụng trong nha khoa. Tuy nhiên, cơ thể con người vô cùng bí ẩn, có những người với cơ địa nhạy cảm nên có những nguy cơ bị dị ứng với vật liệu trám răng.

Dị ứng bởi thành phần vật liệu trám được biểu hiện đặc trưng bởi biểu hiện: sưng nướu, ngứa khó chịu, tấy đỏ, răng bị ê buốt cùng đau nhức kéo dài. Đối với tình trạng này bạn bắt buộc phải thay miếng trám và sử dụng thuốc kháng sinh chỉ định để khắc phục triệu chứng dị ứng.

Vết trám bị bung hở sau thời gian ngắn

Ngoài những tác hại được kể trên, bạn cũng có thể gặp phải hiện tượng bung, hở miếng trám sau thời gian ngắn thực hiện. Khi trám răng, bác sĩ nha khoa sử dụng vật liệu mỏng đặt vào lỗ sâu của răng, kết hợp đèn chiếu Halogen để làm đông cứng vật liệu và tăng độ kết dính của miếng trám vào răng thật.

Sau đó, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dùng để mài nhẵn miếng trám và kiểm tra lại kỹ càng đảm bảo miếng trám bám chắc vào răng thật. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì miếng trám có thể bị hở, làm vi khuẩn xâm nhập gây ra sâu răng, nguy hiểm hơn là viêm tủy, áp xe răng.

Trám răng bị bong

Hình ảnh trám răng xong bị bong 1 mảng

Theo những số liệu nghiên cứu khảo sát thì tuổi thọ miếng trám thường dao động từ 2 – 7 năm , thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào vật liệu trám. Dù là vật liệu tốt nhưng miếng trám vẫn có nguy cơ bung hở do tay nghề thực hiện của bác sĩ không đúng kỹ thuật, cùng với quá trình chăm sóc răng sau khi trám của bạn chưa được tốt.

Bị đen vùng răng và nướu

Đây là biểu hiện thường thấy khi thực hiện trám răng bằng Amalgam – làm răng cùng nướu bị đen ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ, sự hài hòa cân đối của gương mặt, gây ra tâm lý e ngại và tự ti khi giao tiếp.

Trám răng bằng Amalgam gây ra ngộ độc cho người dùng

Amalgam là một vật liệu trám ẳng thông dụng có màu xám đen với độ bền cao nên thường được chỉ định dùng trong trường hợp răng sâu nặng. Do Amalgam có chứa một lượng thủy ngân rất nhỏ, vì thế mà đôi khi sẽ gây ra triệu chứng ngộ độc như: mất ngủ, đau đầu, suy hô hấp, run rẩy mất kiểm soát….Vì thế, ngay khi có biểu hiện bất thường này bạn cần đến ngay bệnh viện và cơ sở y tế nha khoa gần nhất để xử lý cùng điều trị kịp thời.

Những cách phòng ngừa tác hại của trám răng hiệu quả

Tác hại của việc trám răng thông thường có liên quan ở những cơ sở thực hiện không đảm bảo, lựa chọn sử dụng vật liệu dễ gây kích thích, dị ứng và không có chế độ chăm sóc răng sau trám răng phù hợp. Trên thực tế, bạn có thể hoàn toàn phòng ngừa những tác hại có thể xảy ra cũng như ngăn ngừa biến chứng bằng các biện pháp được kể tên sau đây:

  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa trám răng uy tín: Trám răng là một kỹ thuật đơn giản, không có độ khó quá cao nên hầu hết các cơ sở nha khoa đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều cơ sở thực hiện không đảm bảo điều kiện vô trùng, vô khuẩn khi thực hiện, vật liệu sử dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ, tay nghề bác sĩ không cao, kỹ thuật kém….Vì thế bạn cần chọn lựa một địa chỉ phòng khám nha khoa đáng tin cậy để thực hiện nhé.

Phòng khám nha khoa quốc tế Hanseoul

Hình ảnh phòng khám nha khoa quốc tế Hanseoul trang thiết bị hiện đại

  • Lựa chọn vật liệu trám răng an toàn: Hiện nay, vật liệu trám răng Composite có độ an toàn cực cao, lành tính với cơ thể và có tính thẩm mỹ tốt nhất. Do đó mà bạn nên lựa chọn loại vật liệu này để hạn chế, ngăn ngừa nguy cơ dị ứng.
  • Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng sau khi trám răng đúng cách: So với răng thật thì răng sau khi trám có độ chịu lực kém hơn, vì thế nếu không chăm sóc đúng cách thì miếng trám rất dễ bị bung hở sau một thời gian ngắn.
  • Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ: sau khi trám răng khoảng 7 đến 10 ngày thì bạn nên đến nha khoa để thăm khám nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì bạn nên tái khám định kỳ 1 năm 2 lần.
  • Chỉ thực hiện trám răng khi cần thiết bởi cái gì quá cũng không tốt cho sức khỏe, nếu răng gốc bạn không có vấn đề gì thì không nên trám răng. 

Bảng giá trám răng ở Nha Khoa Hanseoul

Nha Khoa Hanseoul hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có cho mình những kiến thức hữu ích về trám răng cũng như những tác hại mà trám răng không an toàn gây ra. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm thì vui lòng liên hệ qua hotline 0939 090 581 để được bác sĩ giải đáp cụ thể nhé.

Hot

Tin tức mới nhất

( 'rank-math-breadcrumbs' )