Mở cửa 8h - 19h
Từ T2 - CN

Tư vấn miễn phí
0904 768 577

Tìm kiếm
Close this search box.

Điều trị dứt điểm bệnh hôi miệng và những điều bạn cần biết

Bệnh hôi miệng, hơi thở có mùi khiến nhiều người gặp trở ngại trong giao tiếp và công việc. Đây có thể chỉ là hậu quả của việc vệ sinh răng miệng không đúng cách nhưng cũng không loại trừ khả năng là cảnh báo của các bệnh lý răng miệng tiềm ẩn. Tìm hiểu và xác định nguyên nhân gây hôi miệng là vô cùng cần thiết để có thể có phương án điều trị triệt để nhất.

Tổng quan về bệnh hôi miệng

Hôi miệng là một triệu chứng phổ biến thường gặp. Người bị hôi miệng có thể không nhận biết được hơi thở mình có mùi và biết thông qua người khác.

Bệnh hôi miệng

Bệnh hôi miệng tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng nó gây trở ngại đến sinh hoạt và giao tiếp của người bệnh. Người bị hôi miệng sẽ tỏa ra hơi thở có mùi hôi, khó chịu khi nói cười hoặc ngay cả khi thở bằng miệng.

Phân loại bệnh hôi miệng

Hôi miệng hay hơi thở có mùi do nhiều nguyên nhân gây ra. Phân loại theo tác nhân gây bệnh thì bệnh hôi miệng được phân thành 3 loại sau:

  • Chứng hôi miệng sinh lý – bệnh nhân bị hôi miệng không có nguyên nhân cụ thể. Hơi thở thường nặng mùi hơn vào buổi sáng và thường thoáng qua, sẽ giảm sau khi vệ sinh răng miệng.

Bệnh nhân hôi miệng

  • Chứng hôi miệng bệnh lý – bệnh nhân bị hôi miệng do một nguyên nhân xác định cụ thể.
  • Chứng hôi miệng giả – bệnh nhân tự cho rằng hơi thở có mùi khi không có bằng chứng khách quan về hơi thở có mùi.

Hầu hết người bệnh đều không nhận thức được chứng hôi miệng. Đối tượng của chứng hôi miệng có thể là bất kỳ ai, không phân biệt nam hay nữ, có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ, cho dù thường thấy ở người lớn hơn.  

Nguyên nhân bệnh hôi miệng

Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng có thể phân thành 3 nhóm chính: sinh lý, bệnh lý hoặc chủ quan của người bệnh.

Nguyên nhân do sinh lý

Bệnh hôi miệng do sinh lý thường xảy ra vào buổi sáng do lượng nước bọt tương đối ít. Hôi miệng sinh lý là  kết quả của hoạt động của vi khuẩn đối với các tế bào biểu mô bị bong tróc và các mảnh thức ăn bị mắc kẹt trên mặt sau của lưỡi.

Lưỡi vệ sinh không kĩ

Hơi thở có thể nặng mùi hơn khi không chú ý đến vệ sinh răng miệng cá nhân. Hôi miệng sinh lý  thường hết ngay sau khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa, ăn uống hoặc uống nước.

Hôi miệng do sinh lý là chứng hôi miệng tạm thời. Các nguyên nhân khác của chứng hôi miệng tạm thời gồm:  hút thuốc lá và tiêu hóa thực phẩm thực phẩm có mùi đặc trưng (ví dụ, tỏi, hành, bia, rượu..)

Nguyên nhân do từ miệng

Các bệnh lý về răng miệng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể xác định được của chứng hôi miệng. Khi bệnh lý ở răng miệng sinh ra chứng hôi miệng, mùi hôi từ miệng sẽ nhiều hơn. Một số nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng từ bệnh lý răng miệng, có  thể kể như:

  • Nhiễm trùng, bệnh viêm nha chu làm hơi thở có mùi
  • Bệnh hôi miệng có thể bắt nguồn từ răng ở những bệnh nhân bị sâu răng nặng hoặc các mảnh thức kẹt lại giữa các răng.
  • Lớp phủ lưỡi quá nhiều cũng gây ra chứng hôi miệng. Thực hiện việc cạo lưỡi có mùi hôi cho thấy rằng lớp phủ lưỡi quá dày là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.

Nguyên nhân bệnh hôi miệng

  • Khô miệng (giảm nước bọt) có liên quan đến chứng hôi miệng. Lưu lượng nước bọt bị thiếu  vì thiếu làm ảnh hưởng đến hoạt động kháng khuẩn của nước bọt,làm xuất hiện nhiều vi khuẩn trong miệng và tăng mảng bám trên răng và lớp phủ trên lưỡi. Nhiều loại thuốc có thể làm khô miệng, mất nước bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc thông mũi, thuốc kháng histamine, amphetamine thuốc chống trầm cảm ba vòng.
  • Bệnh lý amidan chiếm tỷ lệ nhỏ trong các trường hợp bị hôi miệng: viêm amidan mãn tính, bị áp xe quanh vùng amidan,..
  • Nguyên nhất ít phổ biến: hôi miệng từ việc làm răng giả được làm sạch không đúng cách và các những khối u bị hoại tử.

Nguyên nhân do từ mũi 

Bệnh hôi miệng có nguyên nhân từ mũi, mùi phát hiện khi thở ra sẽ lớn hơn mùi thở ra bằng miệng. Hôi miệng do bệnh lý từ mũi bao gồm:

  • Viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính

Bệnh viêm xoang

  • Chảy nước mũi
  • Có dị vật trong mũi gây viêm mũi (thường thấy ở trẻ nhỏ và là nguyên nhân không phổ biến)

Nguyên nhân do hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp: nhiễm trùng phổi, viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, áp xe phổi,.. là những nguyên nhân hiếm gặp gây ra bệnh hôi miệng. 

Bệnh viêm phế quản

Nguyên nhân thực quản

Không phổ biến nhưng chứng hôi miệng có thể bắt nguồn từ đường tiêu hóa. Những chất bay hơi có mùi có thể được giải phóng từ dạ dày qua thực quản và miệng và gây hôi miệng.

Đau dạ dày gây hôi miệng

Một số nguyên nhân gây chứng hôi miệng do dạ dày, thực quản như: Zenker’s túi thừa, rò dạ dày, Nhiễm trùng Helicobacter pylori (chưa được xác định rõ), Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) (chưa được xác định rõ).

Nguyên nhân do toàn thân (tổng thể)

Với nguyên nhân tổng thể của chứng hôi miệng, mùi hôi từ miệng và mũi là tương tự nhau. Các nguyên nhân do toàn thân  bao gồm: bệnh thận tiến triển, bệnh  gan tiến triển, nhiễm toan ceton do đái tháo đường…

Bệnh hôi miệng có chữa được không?

Hiện nay có tới 90% dân số mắc chứng bệnh hôi miệng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Hôi miệng là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn cảm thấy e ngại mỗi khi nói chuyện, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giao tiếp, công việc và hạnh phúc gia đình. Liệu bệnh hôi miệng có chữa được không?

Bệnh hôi miệng hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu biết nguyên nhân chính xác và từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới các biện pháp ngăn ngừa bệnh hôi miệng tái phát bằng cách:

  • Đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn
  • Cạo lưỡi khi vệ sinh răng miệng
  • Vệ sinh sạch sẽ răng giả và dụng cụ nha khoa( ví dụ: hàm duy trì, máng trắng răng tại nhà,..)

  • Tránh khô miệng bằng cách uống đủ nước mỗi ngày
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm đậm mùi như: tỏi, hành tây, chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá,..)
  • Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần: đến nha khoa khám răng tổng quát định kỳ để kiểm tra và phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh lý răng miệng.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh hôi miệng cũng như nguyên nhân và những cách phòng ngừa. Nha khoa Hanseoul hy vọng qua bài viết này đã giúp các bạn giải đáp những câu hỏi về bệnh lý hôi miệng.

———————————————————————————————-
NHA KHOA QUỐC TẾ HANSEOUL – LÀM VIỆC BẲNG CẢ TRÁI TIM
🏥 Địa chỉ:
Cơ sở 1: 95 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Cơ sở 2: 38 Nguyễn Văn Lộc, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
📩 Email: nhakhoahanseoul@gmail.com
☎️ Hotline: 0928.75.7777 – 0939.090.581
0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)
Hot

Tin tức mới nhất

( 'rank-math-breadcrumbs' )