Răng khôn nằm sâu bên trong hàm và thường gặp nhiều vấn đề như mọc ngầm, mọc lệch,… ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây đau đớn, khó chịu bên trong khoang miệng. Bài viết này Nha khoa Hanseoul sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về vấn đề nhổ răng khôn: khi nào nên nhổ, nhổ như thế nào, nhổ răng khôn có đau không,…
Răng khôn là gì? Nhổ răng khôn có đau không
Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là răng mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm sau khi tất cả các răng vĩnh viễn khác đã mọc hoàn chỉnh. Sở dĩ được gọi là răng khôn vì chiếc răng này thường mọc ở độ tuổi trưởng thành từ 18 – 24, tuy nhiên không phải ai cũng mọc răng khôn. Thời gian mọc răng khôn thường kéo dài từ vài tháng, thậm chí có người lên đến vài năm mới có thể hoàn thành. Dấu hiệu nhận biết răng khôn bắt đầu mọc thường là: đau nhức, sưng tấy ở phần nướu và ăn uống khó khăn hơn bình thường.
Hình ảnh răng khôn mọc lệch
Đối với một số người, răng khôn mọc thẳng, không gây đau đớn và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, một số người lại có răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc sai vị trí, mọc chồng chéo lên các răng khác trong miệng gây đau đớn, khó khăn trong việc ăn nhai và làm mất thẩm mỹ.
Chính vì vậy nên chúng ta cần nhổ răng khôn ngay khi có thể. Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, bệnh răng miệng cũng như thẩm mỹ.
Tác hại của răng khôn mọc ngầm, mọc lệch
- Răng khôn mọc lệch về phía trước: đây là tình trạng thường thấy nhất của răng khôn mọc lệch. Thay vì mọc thẳng, răng khôn sẽ mọc nghiêng về phía răng số 7 một góc khoảng 45 độ gây chèn ép và xô lệch lên răng số 7.
Hình ảnh răng khôn mọc lệch về phía trước
- Răng khôn mọc lệch về phía sau: tình trạng này thường gặp nhiều ở răng khôn hàm dưới, mọc ngược về phía răng số 7 làm phá hoại các mô mềm và ảnh hưởng đến dây thần kinh.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng mọc kẹt: trường hợp này răng khôn vẫn mọc thẳng đúng chiều nhưng thân răng có kích thước quá lớn nên không thể nhú lên gây đau nhức, khó chịu. Một số trường hợp khác răng khôn mọc thẳng, đã nhú lên trên khung hàm nhưng gặp vấn đề về kẽ răng khiến thức ăn dễ bị giắt lại ở kẽ răng số 7 và 8 gây hôi miệng, viêm lợi, sâu răng,…
- Răng khôn mọc ngầm nằm ngang: răng khôn mọc theo hướng nằm ngang một góc 90 độ so với răng số 7. Tình trạng thường không nhìn thấy được bằng mắt thường và phải chụp X-quang toàn hàm mới nhìn rõ được. Răng khi nhú dài thêm sẽ đâm ngang vào răng bên cạnh, về lâu dài dễ gây nang quanh răng dẫn đến u nang, thậm chí có thể làm hỏng chân răng số 7.
Hình ảnh răng khôn mọc ngầm nằm ngang
- Răng khôn mọc ngầm trong niêm mạc miệng: răng khôn mọc nhưng bị lợi che phủ, vạt nướu đè lên phía trên khiến răng khôn không thể mọc trồi hẳn lên được.
- Răng khôn mọc ngầm trong xương hàm: răng khôn mọc nhưng bị xương hàm bọc kín, không thể thoát ra được.
Khi nào cần nhổ răng khôn?
Thông thường, chúng ta cần nhổ răng khôn do răng khôn mọc sai vị trí hoặc khi xương hàm đã hết chỗ và răng khôn nằm quá sâu trong hàm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nướu, sâu răng. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm,… cần được nhổ bỏ và điều trị kịp thời nếu không sẽ lây lan nhiễm trùng sang các răng khác. Các trường hợp cần phải nhổ răng khôn gồm:
- Răng mọc sai vị trí gây đau nhức, ảnh hưởng đến dây thần kinh gây viêm nhiễm rễ dây thần kinh và nhiễm trùng răng. Trường hợp cần đến nha khoa để nhổ bỏ răng khôn ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến các răng lân cận.
- Răng khôn mọc thẳng, có đủ chỗ để mọc và không bị cản trở bởi xương hay nướu răng nhưng không có răng đối diện ăn khớp khiến răng khôn bị trồi dài tới hàm đối diện tạo nên bậc thang giữa các răng khiến thức ăn thừa bị giắt lại và có thể gây lở loét nướu hàm.
- Răng khôn mọc thẳng, có đủ chỗ để mọc và không bị cản trở bởi xương hay nướu răng nhưng có hình dạng bất thường hoặc quá nhỏ, về lâu dài có thể sẽ gây sâu răng và viêm nha chu.
- Răng khôn bị sâu do không được vệ sinh đúng cách, thức ăn mắc kẹt trong thời gian dài khiến vi khuẩn tích tụ. Nếu không được xử lý sớm, tình trạng sâu răng có thể sẽ lây lan sang các răng bên cạnh.
Hình ảnh răng khôn gây sâu răng
- Răng khôn mọc chưa hoàn thiện và bị mắc kẹt ở phần nướu răng, khi ăn uống thức ăn dễ bám dính vào và tạo ổ viêm nhiễm gây đau nhức nướu răng thường xuyên. Nếu không được xử lý kịp thời, các ổ viêm này sẽ bám sâu vào chân răng và tủy răng gây hoại tử xương hàm nghiêm trọng.
Một số biến chứng của việc nhổ răng khôn
- Tổn thương dây thần kinh răng dưới: dây thần kinh huyệt răng dưới nằm ở ống răng trong xương hàm dưới, cách chóp chân răng số 6 và 7 từ 2 – 3mm và rất sát với chân răng số 8 hàm dưới (một số trường hợp còn nằm dính vào chân răng khôn hàm dưới). Nếu bác sĩ nhổ răng quá thô bạo hoặc không phát hiện ra ống răng nằm quá sát chân răng khôn hàm dưới thì sẽ gây tổn thương cho dây thần kinh răng dưới.
- Nhiễm trùng huyệt ổ răng: tình trạng này xảy ra do răng khôn nằm sát với thành trước hầu, họng – nơi có nhiều mạch máu và lympho bào, khi nhiễm trùng sẽ có phản ứng quá mẫn. Nếu nhổ răng trong điều kiện vô trùng không tốt, tình trạng nhiễm trùng sẽ dễ xảy ra gây sưng đau, khó nuốt và nguy hiểm hơn là nhiễm trùng lan vào máu gây nhiễm khuẩn huyết và dẫn tới tử vong.
Hình ảnh răng khôn bị nhiễm trùng
- Răng số 7 bị tổn thương: thường xảy ra khi răng khôn hàm dưới mọc nghiêng và chèn vào răng số 7. Nếu bác sĩ nhổ răng thô bạo hoặc không có kinh nghiệm nhổ sẽ dễ làm tổn thương răng số 7.
- Vỡ lỗ củ xương hàm trên hoặc vỡ bản trong xương hàm dưới: đây là hậu quả việc nhổ răng khôn bằng phương pháp thủ công hoặc nhổ răng với lực nhổ quá mạnh.
- Thủng xoang hàm trên: đây là trường hợp bị tai biến nặng nề nhất do nhổ răng hàm trên một cách thô bạo. Vì thế, để tránh tình trạng này, bệnh nhân cần chụp X-quang toàn hàm và lựa chọn phương pháp nhổ nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương xoang hàm.
- Sốc phản vệ: đây là biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm, thường xảy ra trong quá trình nhổ răng và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Ngộ độc thuốc tê: hầu hết các loại thuốc tê được dùng trong y khoa đều an toàn nhưng vẫn đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn, sử dụng đúng phương pháp và đúng liều lượng bởi nếu nồng độ thuốc tê trong máu vượt ngưỡng có thể dẫn tới ngộ độc thuốc tê khiến bệnh nhân bị co giật toàn thân, khó thở, da nổi vân tím,…
Nhổ răng khôn ở đâu uy tín?
Nha khoa Hanseoul cung cấp dịch vụ nhổ răng khôn không đau với các bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn đã thực hiện thành công hàng chục nghìn ca nhổ răng khôn từ dễ đến khó, phức tạp. Khách hàng có thể yên tâm về dịch vụ nhổ răng khôn tại Nha khoa Hanseoul bởi:
- 100% các bác sĩ tại Nha khoa Hanseoul đều tốt nghiệp Đại học chính quy chuyên ngành Răng Hàm Mặt và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến răng khôn như răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc ngang,…
Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn ở đâu uy tín
- Nha khoa Hanseoul được trang bị hệ thống, máy móc hiện đại, mọi dụng cụ phẫu thuật đều được vệ sinh sạch sẽ, đóng gói và bảo quản trong tủ tia cực tím. Đối với các vật dụng chỉ dùng một lần như kim tiêm, cốc súc miệng, ống hút nước bọt, dao phẫu thuật,…. mỗi khách hàng sẽ được trang bị một bộ dụng cụ riêng và vứt đi ngay sau khi sử dụng.
- Nhổ răng an toàn, không đau, lành thương nhanh chóng bằng công nghệ Piezotome hiện đại nhất hiện nay. Trước khi nhổ, bệnh nhân sẽ được chụp hình phim X-quang miễn phí để khảo sát tình trạng răng khôn và đưa ra phương án xử lý thích hợp.
- Bảng giá nhổ răng khôn tại Nha khoa Hanseoul:
Tên dịch vụ | Đơn giá | Đơn vị tính |
Nhổ răng 8 hàm trên – Độ 1 | 1.200.000 | 1 Răng |
Nhổ răng 8 hàm trên – Độ 2 | 2.000.000 | 1 Răng |
Nhổ răng 8 hàm dưới – Độ 1 | 1.700.000 | 1 Răng |
Nhổ răng 8 hàm dưới – Độ 2 | 2.500.000 | 1 Răng |
Nhổ răng 8 hàm dưới – Độ 3 | 3.000.000 | 1 Răng |
Nhổ chân răng + nạo nang | 600.000 | 1 Răng |
Nhổ chân răng 8 còn sót | 2.000.000 | 1 Răng |
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề nhổ răng khôn và biết khi nào nên nhổ răng khôn. Nếu bạn còn các thắc mắc liên quan đến các vấn đề răng miệng, hãy liên hệ với Nha khoa Hanseoul thông qua số hotline 0939 090 581 để được hỗ trợ nhanh nhất.