Mở cửa 8h - 19h
Từ T2 - CN

Tư vấn miễn phí
0904 768 577

Tìm kiếm
Close this search box.

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng, nên hay không?

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng là điều nhiều người nghĩ đến khi bị đau nhức răng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn của liệu pháp này, chúng ta cần có hiểu biết sâu rộng về các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng. Hãy cùng nha khoa Hanseoul tìm hiểu chi tiết về cách giảm đau và sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng nhé!

Phân biệt các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng

Viêm tủy răng là tình trạng xảy ra khi mô trong cùng của răng bị viêm. Vi khuẩn xâm nhập vào răng qua lỗ sâu hoặc vết nứt gây nhiễm trùng. Bị viêm tủy răng không chỉ mang đến cảm giác đau nhức khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong việc ăn uống. Việc sử dụng thuốc là một phần quan trọng của quá trình điều trị. Hãy cùng nhau khám phá một số loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng phổ biến được sử dụng trong  nhé!

Nhóm thuốc có tác dụng giảm đau

Paracetamol

Thuốc giảm đau răng Paracetamol là thuốc giảm đau viêm tủy răng được sử dụng khá phổ biến. Paracetamol được sử dụng giúp giảm đau, sưng viêm và giúp diệt trừ vi khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là thuốc giảm đau viêm tủy răng chứ không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh. Không chỉ vậy, thuốc còn có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng với rượu. Thuốc giảm đau còn có thể gây nguy hiểm với những người có bệnh về tim mạch hay từng có bệnh về gan, thận. Do đó, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc hoặc chỉ uống nếu có chỉ định của bác sĩ nhé.

Hướng dẫn sử dụng: 325 – 650mg/lần mỗi lần uống cách nhau 2 – 4 tiếng hoặc 500mg/lần mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ đồng hồ.

Thuốc giảm đau răng Paracetamol

                                                      Thuốc giảm đau răng Paracetamol

Efferalgan

Thuốc giảm đau răng Efferalgan được sản xuất dưới dạng viên sủi. Công dụng của loại thuốc này là giảm thiểu các cơn đau nhức, khó chịu do viêm tủy răng. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng giảm thiểu cơn sốt do viêm tủy răng gây ra. Tuy nhiên, khi thuốc hết tác dụng, cơn đau sẽ tái phát lại. 

Lưu ý: Đây không phải là thuốc điều trị viêm tủy răng tận gốc và cũng có những tác dụng phụ nên không nên quá lạm dụng thuốc nhé.

Thuốc giảm đau răng Efferalgan

                                                 Thuốc giảm đau răng Efferalgan

Thuốc điều trị viêm tủy răng do nhiễm khuẩn

Clindamycin

  • Loại thuốc này  điều trị viêm tủy răng khá phổ biến.
  • Tác dụng của chúng là gây ức chế, ngăn ngừa sự tổng hợp của protein do vi khuẩn gây ra.
  • Phát huy công hiệu tối đa, nhằm đẩy lùi các triệu chứng bệnh hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh này thường được bác sĩ chỉ định khi dị ứng với thành phần Penicillin hoặc kháng thuốc.
  • Liều lượng an toàn dao động trong khoảng từ 300 – 600mg/ lần và cách nhau khoảng 8 tiếng đồng hồ.

Lưu ý: Nếu bạn đang mắc phải bệnh dạ dày, bạn không nên sử dụng các loại thuốc này.

Thuốc kháng sinh Clindamycin

                                                  Thuốc kháng sinh Clindamycin

Penicillin/Amoxicillin

  • Đây là loại thuốc chữa đau răng phổ biến nhất trên thị trường.
  • Các loại thuốc này còn có chức năng loại bỏ vi khuẩn điều trị tủy răng gây căng cứng đầu.
  • Tuy nhiên, nhóm thuốc này lại rất dễ gây dị ứng.
  • Trước khi uống thuốc, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của thuốc và không nên sử dụng nếu có tiền sử dị ứng với các thành phần bên trong.
  • Để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng, bạn nên chú ý liều lượng như sau: Với Penicillin/ Amoxicillin: 500mg mỗi lần và cách nhau khoảng 8 tiếng hoặc 1000mg mỗi lần, cách nhau khoảng 12 tiếng. Trong khi đó, nếu kết hợp Axit Clavulanic: 500 – 2000mg/ lần nên cách nhau khoảng 8 – 12 tiếng.

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

                                                  Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Azithromycin

Azithromycin là thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng với cơ chế hoạt động chính là chống lại các loại vi khuẩn gây hại bằng cách ngăn chặn chúng phát triển.  Vì thế, đây là thuốc chữa viêm tủy răng có hiệu quả cả với những ca nhiễm trùng răng miệng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Azithromycin thường được các nha sĩ áp áp dụng thay cho thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin do một số bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần trong nhóm penicillin  này.

Lưu ý: Để đảm bảo sức khỏe an toàn, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng: 500mg mỗi lần và sử dụng cách nhau khoảng 1 ngày.

Thuốc kháng sinh Azithromycin

                                                 Thuốc kháng sinh Azithromycin

Metronidazole

  • Loại kháng sinh chữa viêm tủy răng này có tác dụng điều trị các loại vi khuẩn kỵ khí.
  • Metronidazole có thể gây ra những tác dụng phụ cho sức khỏe như tiêu diệt vi khuẩn có lợi, suy thận, suy gan,…
  • Liều lượng khuyến cáo khi sử dụng khoảng từ 7.5 mg/kg mỗi lần và cách nhau khoảng 6 tiếng.

Thuốc kháng sinh Metronidazole

                                                Thuốc kháng sinh Metronidazole

Điều trị viêm tủy răng bằng kháng sinh có gây hại?

Không phải ai sử dụng các loại thuốc điều trị viêm tủy cũng đảm bảo an toàn và hiệu quả tuyệt đối. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu những tác dụng phụ hoặc phản ứng bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc này ngay bên dưới nhé:

Tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng tuy có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại, vi khuẩn làm sưng đau, gây viêm. Nhưng nó cũng tác động, tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Theo các nghiên cứu khoa học, Nếu sử dụng kháng sinh liên tục trong vòng một tuần, hệ vi khuẩn trong đường ruột có thể bị thay đổi. Do đó, nếu dùng nhiều thuốc kháng sinh có thể gây rối loạn đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, khó chịu, nôn mửa hoặc miệng có vị kim loại… Đặc biệt, Trẻ em sử dụng nhiều có thể làm tăng nguy cơ béo phì.

Gây tổn hại nội tạng

Viêm tủy răng dùng thuốc gì có chứa chất kháng sinh thì đều có gây hại đến gan và thận. Có thể gây ra một số bệnh như: rối loạn chức năng gan, thận; tăng men gan nặng hơn dẫn đến hủy hoại tế bào gan,… Đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ, sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu.

Ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận                                               Ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận

Dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc

Việc lạm dụng thuốc và sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc. Hậu quả là nếu bệnh tái phát thì thuốc kháng sinh sẽ không còn hiệu quả cao nữa.

Gia tăng nguy cơ sốc phản vệ

Trong hành trình điều trị viêm tủy răng hoặc đau răng, việc sử dụng kháng sinh penicillin có thể mang đến một nguy cơ nguy hiểm – sốc phản vệ. Đây là một tác dụng phụ đáng kể, có thể xảy ra khi cơ thể phản ứng dị ứng với một hoặc nhiều thành phần của thuốc. Tính chất cá nhân hóa của cơ địa mỗi người làm tăng nguy cơ phát sinh hiện tượng này. Do đó, chúng ta cần thận trọng và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, cùng với việc kiểm tra kỹ thành phần của kháng sinh trước khi sử dụng.

Ảnh hưởng xấu tới tim mạch

Với một số trường hợp, bệnh nhân sẽ gặp phải một số vấn đề liên quan đến tim như:

  • Khách hàng sẽ gặp tình trạng nhịp tim không đều, huyết áp xuống thấp, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
  • Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên chú ý hạn chế sử dụng loại thuốc này.

Thuốc kháng sinh có thể trị tận gốc viêm tủy răng không?

Khi đối mặt với viêm tủy răng, việc sử dụng thuốc kháng sinh là một lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, mỗi loại kháng sinh có cơ chế hoạt động riêng, và tác dụng của chúng phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của nhiễm khuẩn.

Bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc dựa trên đánh giá vị trí và mức độ nhiễm trùng. Tuy thuốc kháng sinh có thể giúp kiểm soát nhiễm trùng và giảm đau, nhưng liệu chúng có thể điều trị triệt để viêm tủy răng hay không, phụ thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh.

Trong trường hợp nhẹ, thuốc có thể mang lại cải thiện sau vài ngày sử dụng, tuy nhiên, để đạt được kết quả triệt để, việc thăm bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn là quan trọng. Nếu tình trạng nặng và tủy bị chết, việc đến nha khoa là giải pháp hiệu quả nhất. Nha sĩ có thể thực hiện các quy trình như lấy sạch tủy, trám răng, và bọc răng sứ để bảo vệ răng khỏi tác động tiêu cực.

Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng, bệnh nhân cũng nên thực hiện một số biện pháp can thiệp nhằm chăm sóc và hỗ trợ điều trị làm thuyên giảm triệu chứng như sau:

  • Chườm lạnh ngoài da trên vùng hàm mặt nếu có biểu hiện bị sưng đau nhiều.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Cần giữ đúng thói quen đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa sau ăn và súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh.
  • Cần có một chế độ ăn uống phù hợp. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường hoặc có tính axit, các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,… Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất có trong các loại rau xanh, củ quả, trái cây để giúp răng miệng khỏe mạnh.
  • Chế độ sinh hoạt: Cơ thể người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều, tránh các tác nhân gây stress căng thẳng kéo dài, cần rèn luyện thể chất đều đặn,… tăng cường sức đề kháng tự nhiên chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm.
  • Cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe răng miệng và tầm soát các bệnh lý liên quan, có hướng điều trị sớm, kịp thời và đúng cách bằng cách đến nha khoa thăm khám định kỳ 1 – 2 lần/ năm hoặc tái khám theo lịch hẹn.

Phương pháp điều trị triệt để chứng viêm tủy răng không cần kháng sinh

Ngoài cách sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng, vẫn có rất nhiều phương án khác bạn có thể tham khảo qua. Chắc hẳn bạn cũng đã biết, đối với các trường hợp bị dị ứng với các thành phần thuốc thì đây không phải là giải pháp an toàn. Vậy nên, để không phát sinh bất kỳ vấn đề nào xấu trong quá trình điều trị viêm tủy răng thì hãy nhanh chóng tham khảo qua những phương án sau.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vấn đề đầu tiên bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến chính là vệ sinh răng miệng thực sự sạch sẽ. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều biết tình trường viêm tủy răng thường do vi khuẩn gây ra. Vậy nên để phòng ngừa bệnh lý này bạn cần quan tâm đến những vấn đề sau:

  • Ngay từ bây giờ hãy nhanh chóng hình thành thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Lập tức thay đổi bàn chải lông cứng thành bàn chải lông mềm.
  • Ngoài ra bạn còn nên kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch toàn bộ khoang miệng.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ để nắm rõ tình trạng răng miệng. Mỗi người đều nên lui tới nha khoa khoảng từ 3 – 6 tháng/lần.

 Chăm sóc sức khỏe răng miệng                                                   Chăm sóc sức khỏe răng miệng

Điều trị viêm tủy răng với lá chuối

Một trong những phương pháp điều trị viêm tủy răng dân gian bạn có thể tham khảo qua chính là sử dụng lá chuối:

  • Vốn dĩ, trong lá chuối có chứa chất chống viêm, giảm đau tự nhiên.
  • Vậy nên nguyên liệu này sẽ rất hiệu quả khi điều trị viêm tủy răng.
  • Về cách sử dụng, bạn có thể sử dụng nước cốt lá chuối tươi để chấm lên vị trí đau răng.
  • Thoa đều đặn mỗi ngày lên vị trí bị viêm tủy răng để đảm bảo đạt được hiệu quả một cách tốt nhất.

Điều trị viêm tủy răng với hành tây

Bên cạnh việc sử dụng lá chuối, bạn cũng có thể điều trị viêm tủy răng với hành tây. Hiện nay đây cũng là một trong những phương án cực kỳ khả thi dành cho bạn:

  • Hành tây có tính sát khuẩn cực kỳ cao.
  • Nguyên liệu này sẽ giúp bạn dễ dàng thoát khỏi cảm giác đau đớn, khó chịu do tình trạng viêm tủy răng gây ra.
  • Tuy nhiên, một trong những điểm lớn của phương án này chính là khiến cho hơi thở có mùi.
  • Cách tiến hành cực kỳ đơn giản, tiến hành thái lát hành tây và đặt lên vị trí đau 3 lần/ngày. Thực hiện đều đặn trong vòng 7 ngày cảm giác đau nhức sẽ biến mất.

Điều trị viêm tủy răng bằng hành tây                                                   Điều trị viêm tủy răng bằng hành tây

Điều trị viêm tủy răng bằng nước ép tỏi

Tỏi cũng là một trong những nguyên liệu phát huy công dụng điều trị viêm tủy răng cực kỳ nổi bật. Đối với phương án này, bất kỳ ai cũng đều có thể tiến hành một cách dễ dàng:

  • Tỏi luôn tạo được ấn tượng với khả năng kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng hiệu quả.
  • Chỉ cần tiến hành đặt miếng tỏi vào vùng răng bị viêm tủy bạn sẽ thu được kết quả rất tốt.
  • Ngoài ra, bạn cũng còn có thể dùng nước tỏi súc miệng từ 3 – 4 lần/ngày để ngăn chặn ê nhức khó chịu.

Điều trị tủy răng nên tới đâu?

Chọn đúng địa chỉ điều trị viêm tủy răng là bước quan trọng đối với nụ cười khỏe mạnh. Khi phải đối mặt với viêm tủy răng, quá trình điều trị đòi hỏi sự chuyên nghiệp và hiểu biết sâu sắc từ đội ngũ y tế. Dưới đây là một số lưu ý để lựa chọn địa chỉ điều trị tủy răng tốt nhất

Bác sĩ uy tín và kinh nghiệm

Nên chọn nha khoa với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín như đại học Y Hà Nội, học viện Quân Y, điều này đảm bảo bạn nhận được sự chăm sóc chuyên nghiệp từ các chuyên gia. Tại Nha khoa Hanseoul, chúng tôi hội tụ 100% bác sĩ đến từ Đại học Y Hà Nội, bởi vậy chất lượng đội ngũ bác sĩ luôn có tay nghề cao cùng kinh nghiệm dày dặn. 

Trang thiết bị hiện đại

Nha khoa nên được trang bị đầy đủ công nghệ và máy móc tiên tiến nhất trên thế giới để hỗ trợ quá trình điều trị. Trang thiết bị hiện đại giúp bác sĩ thực hiện các phương pháp điều trị tiên tiến và đảm bảo hiệu quả. Tự hào với trang thiết bị và công nghệ hiện đại, Nha khoa Hanseoul tự tin là lựa chọn hàng đầu của khách hàng với chất lượng vượt trội.

Dịch vụ chuyên nghiệp và chu đáo

Nha khoa Hanseoul được biết đến với dịch vụ tận tình và chuyên nghiệp. Nhân viên và bác sĩ tại Hanseoul tư vấn chu đáo, đồng thời thực hiện điều trị chính xác và đúng đắn. Sự tận tâm trong tư vấn giúp bệnh nhân khi đến với Hanseoul hiểu rõ về quá trình điều trị và giảm bớt căng thẳng.

Chăm sóc toàn diện

Quá trình điều trị viêm tủy răng không chỉ là việc uống thuốc. Bác sĩ tại Nha khoa Hanseoul đưa ra phác đồ điều trị rõ ràng, bao gồm cả quy trình lấy tủy răng nếu cần thiết. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp giúp đảm bảo hiệu quả và bảo vệ sức khỏe răng.

Trên đây là thông tin về các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng và một số phương pháp hiệu quả khác mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng qua bài viết này, bạn có quyết định đúng đắn nhất về việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm tủy răng. Nếu bạn có thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ ngay Nha khoa Hanseoul để được giải đáp sớm nhất nhé.

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)
Hot

Tin tức mới nhất

( 'rank-math-breadcrumbs' )