Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm là một vấn đề răng miệng rất phổ biến ở lứa tuổi này. Tình trạng này gây nên cảm giác đau nhức, thậm chí còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Cùng Nha khoa Hanseoul tìm hiểu trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao để hết triệt để thông qua bài viết sau đây nhé!
Sâu răng là gì?
Bệnh sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc, tấn công cấu trúc răng, gây nên những tổn thương trên bề mặt răng. Biểu hiện đầu tiên là chúng gây ra những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng hay quanh thân răng, điều này khiến người bệnh đau nhức khó chịu.
Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là một bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng. Trước khi tìm hiểu trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao thì tình trạng bệnh phát triển theo 4 giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: Xuất hiện các đốm trắng
Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng nếu không có sự can thiệp điều trị của bác biện pháp nha khoa.
Giai đoạn 2: Sâu men răng
Ở giai đoạn này vi khuẩn sâu răng đã tạo thành một vùng tổn thường rõ rệt trên bề mặt răng, có màu nâu hoặc đen. Khi ăn các thức ăn nóng, lạnh bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt và hơi đau nhức.
Sâu răng phát triển từ lớp nông đến lớp sâu
Giai đoạn 3: Sâu ngà răng
Sâu răng tiếp tục phát triển, ăn sâu vào bên trong phá hủy nhanh chóng thành phần ngà răng, dần dần đến tủy và gây cảm giác đau nhức dữ dội, liên tục. Lúc này, những lỗ hổng sâu răng đã xuất hiện rõ ràng.
Giai đoạn 4: Viêm tủy
Thật tệ nếu bạn không điều trị sâu răng ở giai đoạn 3 vì để bệnh phát triển đến giai đoạn viêm tủy sẽ rất nguy hiểm. Tủy bị viêm nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây ra áp xe răng, viêm xương hàm,…tệ nhất là không giữ được răng.
Tỷ lệ mắc sâu răng hiện nay
Tìm hiểu trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao thì đây là một bệnh lý khá phổ biến ở lứa tuổi học đường, đặc biệt trong giai đoạn từ 6 – 8 tuổi với tỷ lệ lên đến 85%. Ngày nay, khi đời sống ngày càng phát triển, dinh dưỡng được cải thiện tốt hơn. Cùng với đó là hàm lượng đường trong khẩu phần ăn tăng lên góp phần gia tăng tỷ lệ sâu răng ở trẻ em ngày càng lan rộng.
Sâu răng là một bệnh lý khá phổ biến với người Việt Nam, thường gặp ở lứa tuổi học đường, nhất là trẻ từ 6-8 tuổi có tỷ lệ sâu răng rất cao, lên đến 85%. Vì thế vấn đề sâu răng ở học sinh cần được quan tâm nhiều hơn bởi phụ huynh và nhà trường, nhằm giảm bớt nguy cơ gây sâu răng ở lứa tuổi này.
Bệnh lý thường xuất hiện ở cả hàm răng sữa và răng hỗn hợp khi trẻ bắt đầu thay răng. Răng sữa trở nên không bền vững và dễ bị tác động bởi vi khuẩn nếu không được vệ sinh đúng cách. Hàm răng sữa không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển xương hàm và giữ vị trí cho răng vĩnh viễn sau này. Để có bộ răng vĩnh viễn mạnh mẽ và đẹp mắt, việc chăm sóc răng sữa là quan trọng.
Vấn đề mắc sâu răng ở trẻ
Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm nguyên nhân tại đâu?
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm. Cụ thể như sau:
Tình trạng sâu răng hàm ở trẻ
Lý do di truyền
Nếu cha mẹ có men răng yếu và đã từng trải qua sâu răng, khả năng cao là con cái sẽ thừa hưởng tình trạng này. Yếu tố di truyền từ cha mẹ đặt ra nguy cơ cao về các vấn đề răng miệng, đặc biệt là sâu răng đối với trẻ. Chăm sóc răng miệng đúng cách từ giai đoạn đầu có thể giúp giảm thiểu nguy cơ này.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Nhiều phụ huynh thường xem thường vệ sinh răng miệng cho trẻ vì cho rằng răng sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn khi trẻ lớn. Tuy nhiên, tích tụ tinh bột và đường dư thừa từ thức ăn có thể tạo mảng bám trên răng, đặt ra nguy cơ sâu răng, đặc biệt là ở trẻ 7 tuổi.
Điều này là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều cha mẹ lo ngại về tình trạng trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm. Hơn nữa, việc không hướng dẫn cách đánh răng đúng cách và để trẻ thực hiện mà không giám sát cũng làm tăng nguy cơ mắc sâu răng.
Uống nhiều thuốc kháng sinh
Nhiều trẻ thường phải sử dụng thuốc kháng sinh do tình trạng ốm yếu, điều này gây ảnh hưởng đáng kể đến men răng và có thể làm cho răng trở nên xỉn màu. Đối với những đối tượng như vậy, tỷ lệ mắc sâu răng thường cao hơn so với trẻ không sử dụng thuốc kháng sinh
Trẻ bị sâu răng do sử dụng kháng sinh
Không cung cấp đủ canxi cho bé
Nếu các bé không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi sẽ khiến lớp men răng bảo vệ bên ngoài trở nên yếu, mềm và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Chính vì vậy, những trẻ bị thiếu hụt canxi rất dễ gặp phải tình trạng sâu răng.
Do các loại vi khuẩn ở trong răng miệng
Có rất nhiều loại vi khuẩn có hại tồn tại bên trong khoang miệng. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường thích ăn các loại bánh kẹo, đồ ngọt và đường sữa. Thông thường, lượng đường sau khi nạp vào cơ thể sẽ tồn tại bên trong miệng từ 20 – 60 phút.
Theo đó, vi khuẩn sẽ tiêu hóa đường tạo ra axit ăn mòn các chất vô cơ ở men răng và ngà răng làm xuất hiện những đốm nhỏ trên răng. Lâu dần các tổn thương này phát triển nhiều hơn cũng như gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ 7 tuổi.
Cách chữa tại nhà
Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm sẽ không còn là vấn đề nan giải nếu cha mẹ biết cách chữa trị cho bé kịp thời. Để giải quyết tình trạng sâu răng hàm hay bất kỳ vị trí nào thì bạn có thể áp dụng một số mẹo tại nhà dưới đây:
Súc miệng bằng nước muối
Muối có chứa những thành phần chủ yếu là natri clorua, có thể làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn ở trong nhiều loại thực phẩm. Bởi vì, vi khuẩn cần độ ẩm để phát triển, trong khi đó muối hấp thu các phân tử nước nên vi khuẩn không thể sinh sôi vì thiếu nước. Sử dụng nước muối để súc miệng rất tốt cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nhờ vào tác dụng kiềm hóa, nước muối làm tăng độ pH trong miệng, giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn. Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm có thể áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả
- Bước 1: Chuẩn bị một cốc nước sôi để nguội và ít muối sạch.
- Bước 2: Sau đó, tiến hành hòa tan muối trong cốc nước đã có sẵn.
- Bước 3: Hãy cho bé súc miệng bằng dung dịch nước muối vừa pha sau khi đã đánh răng xong. Bạn nên để trẻ thực hiện đều đặn việc này sẽ giúp tình trạng sâu răng thuyên giảm một cách rõ rệt.
Mẹo dùng hạt cau chữa sâu răng
Cau được coi là một nguyên liệu chữa trị sâu răng hiệu quả mà không phải ai cũng biết đến. Hạt cau chứa tính chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng một cách hiệu quả. Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng sâu răng ở trẻ 7 tuổi và muốn biết làm thế nào để giải quyết, bạn có thể thử áp dụng 4 bước đơn giản sau:
Cách dùng rượu cau chữa đau răng sâu khá đơn giản, đầu tiên bạn phải ngâm rượu cau để có được thành phẩm sử dụng sát khuẩn vùng miệng, hạn chế các cơn đau nhức hành hạ.
Nguyên liệu chuẩn bị: 2 kg quả cau tươi và 1 lít rượu trắng nguyên chất từ nếp
Cách thực hiện:
Bước 1: Bạn lấy cau rửa sạch để ráo nước, tước hết phần vỏ xanh, trắng cho đến hết.
Bước 2: Lấy hạt cau thái mỏng cho vào rượu trắng, nhấn xuống sao cho rượu ngập hết phần hạt cau.
Bước 3: Bạn ngâm hỗn hợp sau 1 tháng rồi đưa ra sử dụng.
Mặc dù những mẹo vặt này giúp giảm đau tạm thời cho trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm. Tuy nhiên, chúng chỉ là biện pháp tạm thời và không thể chữa trị hoàn toàn. Điều quan trọng là đưa trẻ đến nha sĩ để có giải pháp khắc phục chuyên sâu và hiệu quả nhất.
Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao để hết triệt để
Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý khác nhau, các nha sĩ sẽ đề xuất hướng điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Đối với trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm, dưới đây là một số phương pháp khắc phục triệt để được áp dụng:
Sâu răng mới chớm
Trong trường hợp sâu răng nhẹ, cha mẹ cần đưa trẻ đến nha sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Tại đây, các bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp tái khoáng giúp phục hồi men răng nhằm đem lại nụ cười tươi sáng và chắc khỏe cho bé.
Sâu răng nặng
Trong trường hợp sâu răng nặng nhưng tổn thương chưa lan rộng, việc đến nha sĩ để trám răng cho bé là một giải pháp khả thi. Điều này giúp khắc phục tình trạng sâu răng một cách triệt để. Tuy nhiên, quan trọng là nhắc nhở trẻ không nên cắn các vật dụng quá cứng hoặc quá dài để đảm bảo miếng trám được giữ chặt và ổn định.
Sâu răng quá nặng
Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao trong trường hợp bệnh quá nặng? Lúc này, tình trạng trẻ bị sâu răng đã lan sang vùng tủy và chân răng nên bác sĩ bắt buộc chỉ định nhổ răng để bảo toàn các vị trí cận kề. Tuy nhiên, nếu là răng sữa thì việc mọc răng vĩnh viễn ở trẻ sau này cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Tình trạng sâu răng quá nặng ở trẻ
Do đó, việc phòng ngừa và phát hiện sâu răng sớm là rất quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ. Cha mẹ cũng nên giáo dục con cách chăm sóc răng miệng hàng ngày từ những giai đoạn đầu đời để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và tránh tình trạng sâu răng nặng.
Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ 7 tuổi
Việc phải chịu đựng những cơn đau hành hạ, tốn nhiều thời gian và chi phí điều trị khiến nhiều cha mẹ lo lắng trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao. Để bảo vệ răng và ngăn ngừa sâu răng trẻ em, ba mẹ hãy tham khảo một số cách phòng tránh sâu răng dưới đây:
Phòng ngừa sâu răng cho trẻ 7 tuổi mà cha mẹ cần biết
- Hướng dẫn bé chải răng đúng cách: Ngay từ khi trẻ mọc răng sữa, phụ huynh nên hướng dẫn bé cách chải răng đúng từ trong ra ngoài, thời gian chải ít nhất 2 phút, 2 lần/ngày. Đồng thời, chọn loại kem đánh răng phù hợp cho trẻ có công thức không đường, chứa Xylitol và Active Fluoride để chống sâu răng. Ngoài ra, mẹ nên chú ý thay bàn chải cho bé mỗi 2 tháng/lần hoặc thay khi lông bàn chải có hiện tượng thô cứng.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh: Nhằm ngăn chặn vi khuẩn phát triển gây sâu răng, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, thức uống có gas và bú bình sữa vào ban đêm. Bên cạnh đó, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm tốt cho răng như sữa chua, sữa, nước lọc, rau xanh, trái cây.
- Tập cho bé thói quen súc miệng bằng nước muối: Nước muối có khả năng khử trùng, kháng viêm rất tốt, vì vậy, súc miệng bằng nước muối thường xuyên sẽ giúp bé phòng chống bệnh sâu răng. Bạn chỉ cần pha 1 muỗng muối nhỏ với ít nước, sau đó cho bé súc miệng sạch. Bạn có thể cho bé súc vào mỗi tối sau khi đánh răng.
- Chú ý cạo vôi răng cho bé: Cạo vôi răng định kỳ cho trẻ, có thể là 3 lần/2 năm hoặc tùy thuộc vào tình trạng vôi răng của trẻ để có số lần cạo phù hợp.
- Đưa trẻ đi thăm khám nha khoa định kỳ: Mỗi 6 tháng phụ huynh nên đưa bé đi thăm khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra và kịp thời phát hiện sâu răng.
Hi vọng những kiến thức bổ ích trên giúp cha mẹ nắm bắt được thông tin để điều chỉnh những phương pháp kịp thời cho trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm. Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào về tình trạng răng của bé, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Hanseoul để được các bác sĩ giải đáp nhé!