Mở cửa 8h - 19h
Từ T2 - CN

Tư vấn miễn phí
0904 768 577

Con sâu răng có thật không? Hình ảnh con sâu răng như thế nào?

Chúng ta vẫn hay nghe ông bà thường nói với trẻ con khi chúng bị đau răng là “đưa đi bắt con sâu răng” và giải thích rằng con sâu răng là một loại sâu bọ ăn mòn và phá hủy răng. Tuy nhiên, đây chỉ là cách hiểu trong dân gian thôi nhé! Thực tế, sâu răng là do vi khuẩn gây ra khi chúng ta vệ sinh răng miệng không đúng cách.Cùng tìm hiểu tất tần tật về con sâu răng bằng những thông tin dưới đây nhé.

Thông tin về con sâu răng

Con sâu răng là con gì?

Theo những lời truyền miệng từ xa xưa, con sâu răng được cho là những con sâu cực nhỏ nằm trong ổ răng, dần ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu. Con sâu răng ăn các thức ăn còn dư khi răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ để phát triển trong khoang miệng của con người.  

con sâu răng

Con sâu răng có thật không?

Theo rất nhiều nghiên cứu khoa học, “con sâu răng” là không có thật. Sâu răng là sự hình thành và phát triển của vi khuẩn tạo nên. 

Các chuyên gia tại Nha khoa Hanseoul nhận định, mọi chiêu trò “bắt con sâu răng” đều là lừa đảo. Mọi người nên cảnh giác để tránh tiền mất tật mang. Hãy đến các nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị bệnh lý sâu răng.

Hình dáng con sâu răng như thế nào?

Nha khoa Hanseoul một lần nữa xin khẳng định: Không hề có con sâu răng tồn tại trong thực tế. Vì vậy, mọi người không nên mù quáng tin vào những lời quảng cáo trên mạng internet rằng có thể bắt được con sâu răng bằng bất cứ phương pháp nào. Tất cả đều là lừa bịp lòng tin của mọi người do tâm lý ngại đi khám nha sĩ, sợ tốn nhiều tiền mà thôi .

z4683350212039 9adedebf504e981ae5192af3626a2aba

Vi khuẩn gây bệnh sâu răng và tác động của chúng

Sâu răng là quá trình vi khuẩn tích tụ ăn mòn men răng và dần dần tiến vào sâu hơn đến tủy răng. Có 2 loại vi khuẩn thường gặp gây sâu răng nhất đó là Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus. Chúng gây suy giảm chức năng của răng, răng đau nhức, ê buốt, thậm chí là mất răng.

Tìm hiểu về 2 loại vi khuẩn gây sâu răng này ngay sau đây: 

Streptococcus mutans

Streptococcus mutans – đây chính là loại vi khuẩn gây sâu răng. Chúng được hình thành và tồn tại trong khoang miệng, chuyên tiêu thụ đường và các carbohydrate khác, sản xuất axit lactic, acetic trong quá trình trao đổi chất, làm giảm độ pH trong miệng, khiến men răng bị mòn dẫn đến tình trạng sâu răng.

Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì Streptococcus mutans sẽ tiếp tục ăn mòn men răng, làm lỗ sâu trở nên lớn hơn, ảnh hưởng đến mô mềm xung quanh răng. Lâu dần, gây tình trạng đau răng, viêm nướu.

Streptococcus sobrinus

Streptococcus sobrinus – một loại vi khuẩn cư trú trong khoang miệng. Tương tự như Streptococcus mutans nó có khả năng sản xuất axit và gây sâu răng.

Cách điều trị con sâu răng

Khi tới nha sĩ, sau khi được thăm khám để biết rõ tình trạng bệnh lý sâu răng ở mức độ nào, bạn sẽ được tư vấn các phương pháp điều trị sâu răng phù hợp.  

z4683350283195 ed26f4a0188012785266df15d79e8222

Dưới đây là các cách điều trị, bắt con sâu răng tại Nha khoa:

Làm sạch vết sâu và lấy đi phần sâu của răng

Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp sâu răng nhẹ, chưa tạo thành lỗ sâu, tủy răng chưa bị ảnh hưởng.

Bạn sẽ được làm sạch răng miệng bằng cách dụng cụ y tế chuyên dùng trong nha khoa làm sạch vết sâu, mảng bám, cao răng…

Trám vết sâu răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng

Nếu trên thân răng xuất hiện những lỗ nhỏ là khi sâu răng đã phá hủy men răng của bạn, bạn cần lập tức trám lỗ sâu răng đó lại để tránh vi khuẩn xâm nhập sâu hơn. 

Các loại vật liệu trám răng thường được sử dụng tại nha khoa đó là:

Composite thường được sử dụng nhất để trám bít hố sâu. Composite có độ bền cao, bám dính tốt, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. 

Amalgam là hỗn hợp bao gồm bạc, thiếc, đồng và kẽm. Hiện nay, rất ít nha khoa sử dụng loại vật liệu này do thành phần có chứa thủy ngân. 

Ceramic là vật liệu thủy tinh sứ cũng được sử dụng để lấp các lỗ sâu.

Gold: Trong một số trường hợp, vàng cũng là một lựa chọn chất liệu để trám bít hố sâu nhờ độ bền cao, cũng có khả năng ngăn vi khuẩn xâm nhập vào răng.

Nhổ răng trong trường hợp sâu răng quá nặng

Nếu răng bị sâu quá nặng, gây nên các tổn thương cho răng kế cận hoặc bị nhiễm trùng thì khi đó nhổ răng là biện pháp sẽ được chỉ định thực hiện. Sau khi nhổ răng sâu, bạn sẽ được tư vấn trồng răng giả thay thế răng đã mất. 

Tại nha khoa Hanseoul, điều trị các vấn đề bệnh lý sâu răng là công việc vô cùng quen thuộc. Các khách hàng từ trẻ em cho tới người lớn đều rất hài lòng với quy trình làm việc tại đây. Mặt khác, sau điều trị thì tất cả các khách hàng đều được tư vấn chăm sóc răng miệng đúng cách để làm sao hạn chế tối đa sâu răng tái phát.

Cách phòng ngừa sâu răng

Để phòng ngừa sâu răng, bạn hãy lưu ý nhớ lịch thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phòng ngừa mọi nguy cơ có thể xảy ra với hàm răng.

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả mà bạn nên áp dụng thường xuyên:

Chăm sóc răng miệng thường xuyên

Tại Nha khoa Hanseoul, mọi khách hàng sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà như sau:

Thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước thay cho tăm tre truyền thống để làm sạch kẽ răng ngay sau khi ăn và trước khi đánh răng.

Đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm phù hợp với tình trạng răng và kem đánh răng có chứa flour để phòng ngừa sâu răng.

Thời gian đánh răng phù hợp nên là 2 phút/lần đánh răng. Không đánh răng quá lâu gây mòn men răng, không đánh răng quá nhanh vì không làm sạch hết mảng bám, thức ăn đọng lại trên răng. 

Khám răng định kỳ theo lịch hẹn của Nha sĩ

Thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế đường

Hạn chế đường là việc làm cần thiết không chỉ để phòng ngừa sâu răng mà còn là bảo vệ cơ thể bạn khỏi những bệnh lý khác. Như đã nói ở trên, vi khuẩn gây sâu răng tiêu thụ đường để sinh trưởng và phát triển trong khoang miệng. Do đó, bạn hạn chế khẩu phần ăn có đường cũng chính là cách bảo vệ răng khỏi bị sâu.

Nên ăn nhiều rau, quả tươi cung cấp vitamin cần thiết và còn góp phần giúp làm sạch răng miệng

Bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, cải xoăn, đậu hà lan, hải sản và thực phẩm giàu vitamin D giúp răng chắc khỏe.

Uống nhiều nước giúp rửa sạch đường và mảng bám trên răng, nên lưu ý hạn chế đồ uống có đường. 

Sử dụng súc miệng và kem đánh răng chứa fluoride

Trong nha khoa, Fluoride là khoáng chất quan trọng giữ cho men răng khỏe mạnh. Nó chống lại quá trình phá hủy men răng do axit và đồng thời giúp tái tạo các khoáng chất mất đi trên bề mặt men răng của chúng ta. 

Ngoài đánh răng bằng kem đánh răng có chứa Flour, bạn cũng nên dùng thêm nước súc miệng chứa fluoride để ngừa sâu răng và cho hơi thở thơm mát. 

Lưu ý: Sử dụng với tần suất vừa đủ, không dùng quá nhiều lần để tránh gây tổn thương khoang miệng, mô nướu. 

Thăm khám và điều trị các vấn đề răng miệng kịp thời

Hãy đến Nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần để được làm sạch khoang miệng, tiên lượng các yếu tố nguy cơ gây sâu răng và các vấn đề răng miệng khác mà bạn khó có thể phát hiện tại nhà.

Cách điều trị sâu răng tại nhà

Đây là một số mẹo điều trị sâu răng được sử dụng nhiều trong dân gian. Các phương pháp này không thể hoàn toàn loại bỏ sâu răng mà chỉ có thể làm giảm các triệu chứng cho bạn mà thôi.

Bài thuốc trị sâu răng bằng hạt tiêu đen

Trong y học cổ truyền, tiêu đen có công dụng kháng khuẩn rất tốt nên thường được sử dụng trong các bài thuốc chống nhiễm trùng đường tiêu hóa, hô hấp, giảm sưng đau khớp hoặc các vấn đề răng miệng…

con sâu răng

Dân gian cho rằng, nếu kết hợp tiêu đen cùng với húng quế sẽ nâng cao hiệu quả do húng quế có chứa camphene, cineole, eugenol tác dụng chống nấm, làm dịu sưng huyết, kháng khuẩn…giúp tăng khả năng làm sạch khoang miệng, loại bỏ và ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng tăng sinh nhanh chóng.

trị sâu răng bằng tiêu đen

Bước 1: Lá húng quế rửa sạch, nghiền nát cùng với hạt tiêu đen cho đến khi được hỗn hợp sền sệt.

Bước 2: Đắp trực tiếp lên vùng răng đau, giữ nguyên trong vòng 5 – 7 phút.

Bước 3: Súc miệng sạch lại với nước ấm.

Cách trị sâu răng tại nhà bằng lá tía tô

Lá tía tô là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị nhiều bệnh lý cho cơ thể nhờ tính kháng khuẩn, chống sưng viêm hiệu quả. Cách làm như sau:

trị sâu răng tại nhà bằng lá tía tô

Bước 1: Lá tía tô rửa sạch, để ráo. Sau đó xay hoặc giã nát lọc lấy nước cốt. 

Bước 2: Dùng nước cốt nguyên chất nhỏ vào vùng răng sâu.

Bước 3: Giữ nguyên trong 5 – 7 phút và súc miệng lại bằng nước ấm.

Nên thực hiện đều đặn trong ngày khoảng 2 – 3 lần để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Trên đây là những thông tin mà Nha khoa Hanseoul gửi đến các bạn về con sâu răng. Hy vọng với những kiến thức trên, bạn đã hiểu được rằng: không hề có con sâu răng trong thực tế, thực chất sâu răng hình thành cho vi khuẩn tích tụ và ăn mòn men răng, lâu dần không điều trị sẽ vào sâu trong thân răng, tủy răng.

Mọi người hãy biết chắt lọc thông tin chính xác, dựa trên các cơ sở khoa học và đừng để bị những thông tin sai lệch gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình. 

Hãy đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nhỏ nào liên quan đến răng miệng. Nha sĩ sẽ thông tin cho bạn cụ thể về tình trạng sau đó tư vấn điều trị phù hợp bằng các phương pháp phù hợp. 

 

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)
Hot

Tin tức mới nhất

( 'rank-math-breadcrumbs' )