Bệnh viêm nha chu nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc răng? Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh và cách điều trị là gì? Hãy cùng nha khoa Hanseoul lý giải trong bài viết này nhé!
Viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu hay còn gọi là bệnh nha chu, đây là hiện tượng nhiễm trùng khiến nướu bị viêm. Trong thời kỳ đầu khu vực nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu đặc biệt là khi đánh răng. Nếu không chữa trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng nặng hơn và chuyển thành viêm nha chu mãn tính khiến cho người bệnh có nguy cơ bị tụt nướu, răng lung lay thậm chí là mất răng.
Bệnh nha chu cùng với sâu răng là các bệnh răng miệng thường gặp và nguy hiểm. Bệnh viêm nha chu có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ em đến người lớn. Tuy nhiên, đối tượng mắc nhiều nhất vẫn là người trưởng thành.
Viêm nha chu được chia thành hai nhóm, cụ thể:
Viêm lợi: thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, tình trạng bệnh nhẹ nên ít người để ý.
Viêm nha chu: Viêm lợi khi không điều trị dẫn đến viêm nha chu, thường gặp ở độ tuổi thành thiếu niên trở lên.
Nguyên nhân gây viêm nha chu
Viêm nha chu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nếu chăm sóc răng miệng sai cách các mảng bám thức ăn thừa sẽ tích tụ trên răng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Nếu để lâu ngày khu vực nướu sẽ bị sưng đỏ và chảy máu chân răng.
Không khám răng miệng định kỳ: Nếu không thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng, thì những tổn thương ở các vị trí quanh răng sẽ không được xử lý kịp thời và gây ra viêm nhiễm, các vết thương lan rộng và dẫn đến bệnh nha chu.
Thường xuyên hút thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ làm cho khu vực quanh răng bị tích tụ mảng bám và phải chịu các nguy cơ gây ra viêm lợi dẫn đến viêm nha chu nặng.
Xỉa răng bằng tăm nhọn: Thói quen dùng tăm xỉa răng dễ khiến chân, kẽ răng bị hở, chảy máu và dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn phát triển.
Bệnh viêm nha chu thường xuất hiện dưới 3 dạng chính, bao gồm:
- Viêm nha chu mãn tính: Được hình thành từ sự tích tụ của các mảng bám trong thời gian dài, sau đó sẽ phá hủy cấu trúc nướu và xương dẫn đến mối nguy hại cho răng, đặc biệt răng có thể bị mất. Đây là bệnh lý phổ biến ở mọi độ tuổi từ trẻ em đến người lớn.
- Viêm nha chu tấn công: Đây là dạng viêm xuất hiện từ né hoặc tại thời kỳ đầu của tuổi trưởng thành. Bệnh sẽ có xu hướng phát triển nhanh chóng dẫn tới mất răng nếu không được điều trị triệt để.
- Viêm nha chu hoại tử: Khi tình trạng viêm trở nên nặng hơn thì phần mô nướu bị chết, hệ thống xương hỗ trợ và dây chằng răng bị mất nguồn cung cấp máu từ đó dẫn đến nhiễm trùng nặng và hoại tử.
Triệu chứng của viêm nha chu
Viêm nha chu có các dấu hiệu dễ nhận biết là:
- Vôi răng và cao răng bám thành mảng ở cổ răng.
- Sưng nướu.
- Chảy máu ở nướu, đặc biệt là khi đánh răng hoặc nhai thức ăn.
- Lợi bị sưng, có thể thấy dịch mủ chảy ra.
- Hôi miệng.
- Răng bị lung lay khi nhai thức ăn, răng thưa do bị di lệch.
Viêm nha chu thường diễn biến theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Cao răng, vôi răng bắt đầu hình thành do quá trình vệ sinh răng miệng không kỹ, tạo môi trường cho vi khuẩn tích tụ ở những mảng bám kẽ răng, cổ răng khu vực viền lợi và gây nên kích thích nướu, dẫn đến viêm lợi.
- Giai đoạn 2: Viêm lợi gây nên tình trạng sưng phồng và chảy máu ở lợi, đặc biệt là khi nhai thức ăn hoặc chải răng.
- Giai đoạn 3: Viêm lợi nếu không được điều trị kịp thời sẽ có dẫn đến viêm nha chu. Đó là những ổ vi khuẩn có chứa mủ ở nướu.
- Giai đoạn 4: Viêm nha chu trở nặng và bắt đầu phá huỷ xương của ổ răng dẫn đến tình trạng tụt lợi. Khi các tổ chức bao quanh răng không còn chắc chắn thì răng sẽ sẽ bị lung lay, có thể dẫn đến mất răng.
Phòng viêm nha chu
Để hạn chế tình trạng viêm nha chu cần chăm sóc răng miệng đúng cách:
- Đánh răng đúng cách súc miệng có chứa flour vào buổi sáng lúc thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để hạn chế thức ăn tích tụ.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm để vệ sinh thức ăn bám ở kẽ răng.
- Khám răng định kỳ, lấy cao răng 6 tháng/lần để hạn chế nguyên nhân gây viêm lợi dẫn đến tình trạng viêm nha chu.
- Ngay khi phát hiện dấu hiệu viêm nha chu cần đến bác sĩ nha khoa để điều trị sớm.
Điều trị viêm nha chu
Điều trị phẫu thuật viêm nha chu được thực hiện trong trường hợp đã điều trị bằng các biện pháp khác nhưng không hiệu quả và có sự chỉ định của nha sĩ, gồm các kỹ thuật sau:
- Phẫu thuật bỏ túi nha chu: tiến hành làm giảm kích thước của túi nha chu tạo thuận lợi để làm sạch các mảng bám chứa vi khuẩn trên răng.
- Phẫu thuật tái tạo: Túi nha chu sẽ được tạo thành do mô và xương nha chu khi bị phá hủy. Các túi này trở nên sâu hơn khiến cho nhiều răng bị lung lay. Mô và xương nha chu có thể được tái tạo sau tiến hành khi phẫu thuật cắt bỏ túi nha chu.
- Phẫu thuật ghép mô mềm: Bệnh viêm nha chu dẫn đến tụt lợi và lộ chân răng. Phẫu thuật ghép mô mềm được thực hiện để hạn chế tình trạng tụt lợi, phục hồi tổ chức xung quanh răng. Phẫu thuật ghép mô mềm có thể thực hiện ở một hoặc nhiều răng, có tác dụng giảm ê buốt, đảm bảo thẩm mỹ đường viền cho nướu.
Điều trị bệnh viêm nha chu cần được duy trì khi bệnh đã ổn định. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thăm khám định kỳ, thường xuyên theo dõi để phát hiện kịp thời, phòng trường hợp tái phát bệnh.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm nha chu, nguyên nhân và phương pháp điều trị từ Nha Khoa Hanseoul, nếu có bất kỳ vấn đề nào về răng miệng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và thăm khám kịp thời.