Mở cửa 8h - 19h
Từ T2 - CN

Tư vấn miễn phí
0904 768 577

Các bệnh răng miệng thường gặp và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh răng miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, giao tiếp, dưới đây là chia sẻ của bác sĩ phòng khám nha khoa Hanseoul về các bệnh răng miệng thường gặp và cách điều trị hiệu quả nhất.

1. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh răng miệng 

Theo thống kê mới nhất của Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, hiện nay Việt Nam có hơn 90% dân số mắc các bệnh răng miệng, trong đó có đến 75% dân số bị sâu răng, 90% tỷ lệ người lớn người bị viêm nướu, viêm quanh răng.

Đánh răng không đúng cách: Đánh răng là hoạt động vệ sinh răng miệng đúng cách hằng ngày mà mỗi người đều thực hiện và được hình thành từ bé. Tuy nhiên, việc đánh răng đúng cách không phải ai cũng thực hiện được.

Đa số mọi người chỉ vệ sinh răng vào buổi sáng, chải răng không đủ thời gian 3 phút theo khuyến nghị, chải theo chiều ngang thay vì xuôi theo chiều dọc, lực chải quá mạnh dẫn đến răng bị mòn men, ngà răng, tụt nướu, viêm nướu dễ mắc các bệnh nha chu. 

chăm sóc sức khỏe răng miệng việt nam

Thường xuyên sử dụng tăm xỉa răng: Người Việt thường dùng tăm hoặc các vật nhọn để xỉa răng thay vì dùng chỉ nha khoa. Thói quen này kéo dài lâu dẫn đến trầy xước và tụt nướu ở các kẽ răng.

Sử dụng thực phẩm quá ngọt, chất kích thích: Những người thường xuyên ăn đồ ăn có tính ngọt và không chăm sóc đúng cách rất dễ gặp các bệnh răng miệng như sâu răng. Bên cạnh đó, người hay hút thuốc lá, ăn đồ ăn cứng thường dễ bị ảnh hưởng như răng xỉn màu, mòn răng…

2. Đối tượng bị bệnh răng miệng

Hầu hết tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến răng miệng, tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất do chưa chủ động chăm sóc và tiên lượng được những mối nguy hại nếu không vệ sinh răng đúng cách. 

Lứa tuổi học đường thường có tỷ lệ sâu răng cao, theo thống kê có khoảng 85% trẻ em từ 6-8 tuổi sẽ bị sâu răng trong đó, mỗi trẻ trung bình có tới 6 răng sâu. Để giúp con có nụ cười tự tin, đảm bảo sức khỏe toàn diện bố mẹ cần chủ động cho con đi khám răng định kỳ, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và hướng dẫn con chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách.

Đối với người trưởng thành nên hạn chế hút thuốc, hạn chế uống đồ quá lạnh hoặc quá nóng. Liên hệ với bác sĩ nha khoa nếu cảm thấy bản thân đang gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng. Đặc biệt cần sắp xếp thời gian đến phòng khám nha khoa để khám định kỳ để có chẩn đoán chính xác nhất về tình hình răng miệng của chính mình. 

3. Bệnh răng miệng thường gặp và cách điều trị

3.1 Sâu răng

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra do vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Sâu răng hình thành do sự kết hợp của các yếu tố bao gồm vi khuẩn trong môi trường khoang miệng, thường xuyên ăn vặt nhất là đồ ngọt, vệ sinh răng miệng không tốt. 

Khi răng mới bắt đầu sâu đa số sẽ không có triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ có tình trạng ê buốt nếu ăn đồ nóng, lạnh, chua. Người bệnh dễ dàng nhìn thấy những lỗ hổng màu đen, nâu trên bề mặt răng.

chăm sóc sức khỏe răng miệng

Để điều trị sâu răng người bệnh nên chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa flour. Nếu tình trạng sâu quá nặng cần liên hệ với bác sĩ nha khoa để được làm sạch lỗ sâu răng, hàn kín lỗ sâu bằng các loại vật liệu thích hợp tránh tình trạng lan rộng hơn. 

3.2 Răng ê buốt

Răng nhạy cảm thường bị ê buốt và khó chịu khi ăn những thực phẩm nóng, lạnh hoặc các loại đồ ăn có tính axit.

Tình trạng răng ê buốt thường xuất phát từ nguyên nhân như mòn men do thức ăn có tính axit, tụt nướu làm lộ chân răng, đánh răng quá mạnh khiến men răng bị mòn.

Để giảm tình trạng này những người thường gặp các tình trạng răng ê buốt không nên sử dụng các loại đồ uống quá nóng, lạnh, k ăn các loại thức ăn chứa nhiều axit.

3.3 Mòn răng

Mòn răng là tình trạng mất đi lớp men răng do bị mài mòn, men răng khi đã mất thì không thể được thay thế một cách tự nhiên.
Mòn răng thường do lực ma sát giữa các răng trong thời gian dài, đánh răng không đúng cách, khi răng tiếp xúc với các chất axit hoặc do giảm tiết nước bọt, trào ngược dạ dày,…

Mòn răng thường rất nhạy cảm với nhiệt độ và thức ăn, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh vì thế để phòng ngừa mòn răng người bệnh nên chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách, dùng chỉ nha khoa, sử dụng kem đánh răng có flour, gặp nha sĩ để kiểm tra và vệ sinh răng miệng định kỳ.

3.4 Áp xe răng

Áp xe răng là biến chứng của nhiễm trùng chóp răng và sự phá hủy của các mô xung quanh răng. 

Áp xe răng xuất hiện do chế độ ăn uống nhiều đường, kết quả của viêm hốc răng không được điều trị kịp thời làm cho vi khuẩn vào bên trong răng; các biến chứng của bệnh hư răng, răng bị gãy mẻ, men răng bị vỡ. 

áp xe là bệnh răng miệng thường gặp

Để điều trị áp xe răng người bệnh nên liên hệ với các nha khoa uy tín để được thăm khám, xác định mức độ viêm từ đó đưa ra cách xử lý thích hợp. Bởi vì, trong các trường hợp bệnh áp xe nặng, tủy răng cũng bị viêm và không thể bảo tồn thì sẽ được chỉ định nhổ răng để làm sạch mủ trong ổ răng để giảm tình trạng đau răng. 

3.5 Rối loạn khớp thái dương hàm

Đây là bệnh răng miệng xảy ra ở vùng răng hàm mặt, thường phát sinh những cơn đau nhức lặp đi lặp lại nhiều lần ở vùng nối giữa xương sọ và hàm dưới khiến hàm không thể ăn nhai bình thường. Bệnh nhân bị rối loạn khớp thái dương hàm luôn có cảm giác mệt mỏi  ảnh hưởng đến việc ăn uống, giao tiếp.

Triệu chứng bệnh lý ban đầu không rõ ràng có lúc sẽ cảm thấy lục cụ khi há miệng hoặc hơi khó khi mở rộng miệng. Tuy nhiên, khi triệu chứng trở nên nặng hơn sẽ cảm thấy không há hơn được, khi há hàm dưới bị lệch. Cơ đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên khớp gây đau nhẹ và hết ngay sau đó. 

Nguyên nhân có thể do sự ăn khớp của các răng không tốt, mát răng lâu mà không trồng răng thay thế, các răng mọc lệch gây sự xáo trộn sự ăn khớp giữa các răng, khiếm khuyết cấu trúc của khớp thái dương hàm. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể là do các bệnh lý toàn thân như viên khớp dạng thấp, viêm đa khớp hay người bệnh có thói quen siết chặt răng, nhai kẹo cao su thường xuyên,…

Điều trị bệnh có hai phương pháp là xâm lấn và không xâm lấn:

– Điều trị xâm lấn: Mài chỉnh hàm trên, loại bỏ các vướng, cộng gây ảnh hưởng đến sự vận động của hàm dưới, bổ sung răng và các vị trí đã mất, hình hình các răng bị lệch lạc, tiến hành phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào khớp thái dương hàm.

– Điều trị không xâm lấn: Điều chỉnh các hành vi không đúng của bệnh nhân với các phương pháp vật lý trị liệu gồm các bài tập về cơ hàm & cổ, điều trị bằng thuốc để cải thiện triệu chứng, mang máng nhựa cứng trong miệng giúp thư giãn cơ, giảm tải lực lên khớp. 

3.6 Viêm tủy răng

Viêm tủy răng là bệnh răng miệng mà vùng tủy của răng và các mô bao quanh chân răng viêm.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do sâu răng lan rộng xuống cấu trúc bên dưới ngà và tủy, sang chấn làm lộ tủy răng, thói quen vệ sinh răng miệng và tật nghiến răng, viêm tủy răng có thể xuất hiện khi can thiệp một số thủ thuật nha khoa như chỉnh nha. Khi các lớp bảo vệ bị tổn thương và bị phá hủy do đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào tủy răng, lớp men răng bị phá hủy làm ảnh hưởng đến lớp ngà bên dưới. 

Khi viêm tủy răng người bệnh thường có các triệu chứng như sưng, đau răng, nhạy cảm với thức ăn nóng – lạnh – đồ ăn có tính ngọt, cảm giác răng bị trồi lên cao, hơi thở có mùi hôi, xuất hiện vị lạ trong miệng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. 

Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng viêm tủy răng:

– Viêm tủy hồi phục: Nếu chỉ mới bị ở giai đoạn đầu có thể chữa trị bằng cách loại bỏ các tác nhân gây viêm.

– Viêm tủy không hồi phục: Khi tủy răng không còn khả năng hồi phục nha sĩ sẽ xem xét các biện pháp giữ lại răng trên cung hàm là lấy tủy. Trong trường hợp răng không còn chức năng ăn nhai cũng như không thể cứu chữa nếu giữ lại sẽ ảnh hưởng đến người bệnh thì sẽ được nhổ bỏ. 

3.7 Viêm nướu ( viêm lợi)

bệnh răng miệng phổ biến, viêm nướu là tình trạng viêm răng nhẹ, khi tiến triển nặng do răng miệng không được chăm sóc thì được gọi là viêm nha chu. Viêm nướu có dấu hiệu xuất hiện những dấu sưng đỏ, có mảng bám và dễ chảy máu ở nướu.

Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn trong mảng bám răng hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng do thức ăn vụn bám vào và không được vệ sinh sạch.

Viêm nướu nhận biết khi nướu sưng, mềm, lợi teo, nướu dễ chảy máu khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, nướu có màu sẫm đỏ, thường xuyên loét miệng.

Điều trị viêm nướu chính là kiểm soát viêm nhiễm, ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh, vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng nước súc miệng chống vi khuẩn như nước muối loãng, nước súc miệng

3.8 Bệnh nha chu 

Bệnh nha chu là bệnh răng miệng khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng, đây là dạng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng.

Nguyên nhân gây bệnh có thể do mảng bám tên răng, sâu răng không được điều trị sớm, răng mọc lệch lạc, sang chấn khớp cắn. 

Khi bị bệnh nha chu sẽ có triệu chứng lợi nề đỏ, nhú lợi nhô cao, rãnh lợi sâu, chảy máu khi thăm khám.

Điều trị viêm nha chu có hai phương pháp là phẫu thuật và không phẫu thuật:

– Điều trị không phẫu thuật có cạo vôi để loại bỏ cao răng và vi khuẩn khỏi bề mặt răng và bên dưới nướu, Bào láng gốc răng (Root planing) làm mịn bề mặt chân răng, ngăn chặn tích tụ cao răng và vi khuẩn, Kháng sinh tại chỗ hoặc uống có thể giúp kiểm soát nhiễm khuẩn.

– Điều trị phẫu thuật: Phẫu thuật giảm túi (Flap surgery) thực hiện các vết rạch nhỏ trong nướu, để lộ chân răng để có khoảng rộng để thực hiện cao vôi và bào láng gốc răng hiệu quả hơn. Ghép mô liên kết lấp đầy, Ghép xương (Bone grafting), Protein kích thích mô.

Để có chẩn đoán chính xác về các bệnh răng miệng và đưa ra phương án điều trị kịp thời mỗi người cần đi khám  nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện.

4. Chăm sóc sức khỏe răng miệng tại phòng khám nha khoa Hanseoul

Nếu chăm sóc răng miệng tại nhà đúng cách mỗi người chỉ mất khoảng 1200/ 1 răng còn nếu để tình trạng răng miệng nghiêm trọng có thể tiêu tốn chi phí từ 50.000 – 3.000.000 chỉ để sửa chữa, khắc phục khiếm khuyết của một chiếc răng. Vì vậy, khi khách hàng đang gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng hãy liên hệ ngay với chuyên gia, bác sĩ nha khoa để được giải đáp. Nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh và được tư vấn hướng điều trị tích cực.

Tại nha khoa Hanseoul, chúng tôi có đội ngũ bác sĩ – điều dưỡng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, với phương châm tận lực với công việc, tận tâm với bệnh nhân chúng tôi sẽ mang đến giải pháp thiết thực, hiệu quả nhất cho bạn.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng sớm và đúng cách giúp chúng ta trở nên tự tin hơn, bên cạnh đó về lâu dài còn tiết kiệm chi phí cho chính mình vì thế, hãy theo dõi tình trạng răng miệng của mình và người thân để có phương án điều trị kịp thời.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)
Hot

Tin tức mới nhất

( 'rank-math-breadcrumbs' )